Du Học Sinh hay Thực Tập Sinh Sau khi về Nước Tại Sao Lại Muốn Quay Trở Lại Nhật???
Các bạn đi du học hoặc thực tập sinh sau khi về nước được 1 thời gian đều có tâm lý muốn quay lại Nhật.có thể do nhiều nguyên nhận hoặc lý do nào đó,
Dưới đây có một số nguyên nhân chính sau:
1. Thứ nhất là mức thu nhập
Ở nông thôn hiện nay, một người nông dân không có tay nghề đi làm thuê thời vụ thì một công lao động (8h) sẽ kiếm được 200.000-300.000 vnđ. Nếu so với ở Nhật thì bằng 1~1.5h công bên đó. Cho nên, với những bạn đi du học về khi trong tay chưa có kỹ năng cũng như năng lực thì vượt qua được ải thu nhập này thực sự là vấn đề cực kỳ khó khăn.
2.Thứ hai là chi phí cuộc sống
Nếu ở Nhật 1h~2h làm thêm, bạn có thể đủ trang trải tiền ăn uống. Nhưng ở Việt Nam buổi sáng bạn đi ăn bát phở cũng phải vài chục nghìn rồi. Vì vậy, nếu so sánh mức thu nhập và chi phí ở Việt Nam thì các bạn sẽ nản vô cùng
3.Thứ ba là tìm kiếm một công việc
Nhiều bạn đi Nhật về khi trình độ tiếng Nhật không tốt, nên để kiếm được một công việc lương cao, ổn định thì thật sự hiện nay là một việc rất khó tại Việt Nam. Nếu đi làm công nhân thì cũng chỉ có thời hạn, ngoài 40 tuổi thì hầu như chúng ta sẽ rất khó xin việc vào các khu công nghiệp.
Trong khi đó, nếu ở Nhật với trình độ tiếng Nhật JLPT N4 hoặc JFT N4 cộng với tay nghề kỹ năng đặc định, bạn rất dễ xin việc làm tại các nhà xưởng, quán ăn,… được đối xử công bằng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều nếu về Việt Nam (có thể gấp 5~10 lần tùy công việc)
4.Thứ tư là văn hóa
Nhật Bản và Việt Nam mỗi nước có một nét đặc trưng văn hóa rất riêng. Nhật Bản phát triển cách chúng ta khá xa nên có những điều mà khi các bạn sống một thời gian ở Nhật quay về Việt Nam sẽ bị sốc. Sống một thời gian thì chúng ta cũng sẽ hòa nhập lại. Lấy một ví dụ vui là hẹn bạn đi tụ tập ăn uống.
Ở Nhật chúng ta hẹn đúng 7h có mặt thì đúng 7h anh em tụ tập. Nhưng về Việt Nam đang theo thói quen đúng giờ mà hẹn bạn 7h thì khi tới điểm hẹn có mỗi mình tới. Rồi sau đó ngồi ngóng lũ bạn, đứa thì 8h, đứa thì 9h,…. Nói thật là bực nhất là tới bữa ngồi ăn rồi mà cứ phải chờ một ai đó,….
5.Thứ năm là áp lực từ cộng đồng
Người Việt Nam chúng ta có một lối mòn suy nghĩ là: Cứ đi nước ngoài về là sẽ có nhiều tiền, hoặc sẽ làm việc cho những công ty nước ngoài với mức thu nhập tính bằng tiền đô. Không thì chí ít cũng có vốn để làm kinh doanh. Cho nên nhiều khi chỉ một câu nói bông đùa như: “Tưởng cháu đi Nhật về thiếu gì tiền, thế mà lại phải đi làm thuê kiếm ba cái đồng bạc lẻ này à. Chẳng bù như thằng cu tí nhà bác. Tốt nghiệp cấp 3 xong bác cho đi làm công nhân tháng cũng 6~7 triệu, bố mẹ chẳng phải bỏ ra khoảng tiền mấy trăm triệu để đi Nhật như cháu, giờ nó cũng tiết kiệm được mấy chục triệu rồi đấy. Nếu cháu muốn đi làm thì để bác bảo nó giới thiệu cháu với công ty.” Với những bạn tự ái cao thì chắc không chịu nổi đúng không?
6.Thứ sáu là áp lực từ gia đình
Khi cho các bạn đi du học thì phụ huynh phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn. Với bậc làm cha mẹ thì ai cũng mong muốn con cái mình bằng bạn bằng bè. Chẳng muốn con mình thua thiệt hơn đám bạn cùng trang lứa. Khi quyết định cho bạn đi du học thì cha mẹ gửi gắm vào bạn những hy vọng con sẽ thành công, chứ không phải con học được 1~2 năm đã phải về nước, trong khi trong tay chưa có tấm bằng hoặc kiến thức để đi làm. Đây cũng chính là điều mà nhiều bạn sau khi đi Nhật, không dám về nhà mà lại tới các thành phố lớn để kiếm tìm một công việc nhằm tránh áp lực đó.
7.Thứ bảy là cách quản lý, sử dụng tiền bạc
Nhiều bạn thực tập sinh, sau khi đi làm vất vả bên Nhật kiếm được mấy trăm triệu. Về Việt Nam là dốc hết vào làm nhà. Làm nhà xong thì cũng hết tiền, việc kiếm tiền ở Việt Nam lại không hề dễ dàng….
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!